TxID là gì? Cách kiểm tra TxID trong giao dịch tiền mã hóa

Anh em đã bao giờ thắc mắc tại sao mỗi khi thực hiện một giao dịch trên blockchain đều được trả lại một chuỗi ký từ dài ngẫu nhiên ở cột TxID và tự hỏi công dụng nó là gì chưa? Nếu rồi thì anh em cùng mình tìm hiểu nhé!

Mục Lục Bài Viết
Tổng quan về TxID
Khái niệm TxID
TxID là một dãy với 64 ký tự duy nhất được sử dụng trong các giao dịch tiền mã hóa. Nó giúp xác minh mọi thông tin liên quan đến các giao dịch trên mạng lưới blockchain.
TXID là viết tắt của Transaction ID (các tên gọi khác là ID, TXHash, hoặc Txn), là một chuỗi các kí tự bao gồm số và chữ cái có tác dụng xác định và phân biệt từng giao dịch diễn ra trên mạng lưới blockchain hoặc trên các sàn giao dịch tiền mã hóa.
Nói cách khác, TxID có thể hiểu là một dãy số nhận dạng, gắn nhãn mỗi giao dịch trên blockchain. Ví dụ các TxID giao dịch nổi bật của Bitcoin:
- Giao dịch Bitcoin đầu tiên:
f4184fc596403b9d638783cf57adfe4c75c605f6356fbc91338530e9831e9e16 - Giao dịch mua Pizza bằng 10,000 BTC:
a1075db55d416d3ca199f55b6084e2115b9345e16c5cf302fc80e9d5fbf5d48d
Tra cứu các TxID trên mạng lưới Bitcoin tại đây.
Dưới đây là mã hash (TxID) của giao dịch mua pizza bằng 10,000 BTC nổi tiếng đã diễn ra vào ngày 23/5/2010.
TxID: a1075db55d416d3ca199f55b6084e2115b9345e16c5cf302fc80e9d5fbf5d48d.

Dựa vào khái niệm và ví dụ trên, một TxID bao gồm một số đặc điểm sau đây:
- Giao dịch được thực hiện, dữ liệu được thêm vào chuỗi khối, giao dịch đó sẽ được cấp một ID duy nhất để nhận dạng. Lúc này, TxID được dùng để phân biệt các giao dịch với nhau. Giao dịch mua pizza với 10.000 BTC sẽ khác với giao dịch Bitcoin đầu tiên vào năm 2010 (TxID: f4184fc596403b9d638783cf57adfe4c75c605f6356fbc91338530e9831e9e16)
- TxID sẽ được tìm thấy thông qua các công cụ riêng được phát triển cho từng blockchain. Thông qua các công cụ này, người dùng có thể kiểm tra, xác minh thông tin giao dịch cơ bản như số tiền đã gửi, ngày chuyển, địa chỉ gửi/nhận và số lượng xác nhận…
Tại sao cần phải biết về TxID?
Ngoài mục đích giúp phân biệt các giao dịch trên mạng lưới blockchain, TxID có có tác dụng:
- Trong trường hợp có sự chậm trễ trong giao dịch, chẳng hạn như việc chuyển tiền đến một địa chỉ ví khác, bằng cách sử dụng TxID chúng ta có thể theo dõi trạng thái của giao dịch.
- TxID có thể dùng làm bằng chứng rằng giao dịch đã được thực hiện có sai sót gì về mặt thông tin hay không. Bằng cách nhập chuỗi này trong các công cụ kiểm tra giao dịch blockchain, người dùng có thể xác minh xem tiền đã được gửi thành công hay chưa?
- Ngoài ra, TxID giúp kiểm tra mức phí của giao dịch đó.

TxID có thể làm những gì?
TxID đại diện cho mã của từng giao dịch được ghi nhận trên blockchain. Mỗi chuỗi này đều độc nhất vì vậy anh em hoàn có thể tra cứu toàn bộ những thông tin liên quan tới giao dịch trên các Blockchain Explorer. Anh em có thể có những thông tin như sau:
Với những thông tin chi tiết này, anh em có thể “đào sâu” vào trong ví của bên gửi và bên nhận để soi thêm thông tin về những giao dịch mà họ từng thực hiện, những token họ đang nắm giữ… Tất cả thông tin trên blockchain đều được kết nối với nhau.
Những thông số cơ bản:
- Transaction Hash: Mã giao dịch trên blockchain
- Status: Trạng thái giao dịch. Thời gian xử lý giao dịch tùy thuộc tốc độ mạng
– Success: Giao dịch đã thành công
– Pending: Giao dịch đang trong quá trình xác nhận - Block: Số khối – Block Confirmations: Lượt xác nhận
- From: Địa chỉ ví gửi
- To: Địa chỉ ví nhận
- Value: Giá trị gửi, bao gồm số lượng + loại coin.
- Transaction Fee: Phí giao dịch
- Gas Price: Phí giao dịch để giao dịch được thực hiện
Hướng dẫn cách kiểm tra TxID
Các công cụ để kiểm tra TxID
Mỗi blockchain khác nhau sẽ có các công cụ để kiểm tra TxID, gọi chung là block explorer. Người dùng có thể tự mình tra cứu bất kỳ giao dịch bằng cách kiểm các TxID thông qua các block explorer này. Ví dụ, một trong những block explorer của Bitcoin được lấy trong ví dụ trên là blockchain.com.
Ngoài ra, tùy thuộc vào loại tiền mã hóa được gửi, người dùng có thể kiểm tra TxID của từng giao dịch thông qua các block explorer được đề xuất dưới đây:
- ETH: https://etherscan.io/
- LTC: https://live.blockcypher.com/
- BCH: https://bch.btc.com/
- ETC: https://etcblockexplorer.com/
- XRP: https://xrpscan.com/
- SOL: https://explorer.solana.com/
- Optimism: https://optimistic.etherscan.io/
- AVAX: https://snowtrace.io/
- BNB: https://bscscan.com/
- Polygon: https://polygonscan.com/
Hướng dẫn kiểm tra TxID ETH trên etherscan
Bước 1: Bạn truy cập trang web https://etherscan.io/ sau đó nhập địa chỉ ví Ethereum công khai vào phần ô đỏ như hình dưới đây.
Bước 2: Trên etherscan.io, TxID được gọi là Txn Hash. Lúc này, sau khi bạn nhập địa chỉ ví, các Txn Hash liên quan đến địa chỉ ví đó sẽ được hiển thị ra. Hãy tìm kiếm giao dịch bạn đã thực hiện thông qua các giá trị như thời gian thực hiện, giá trị… và lấy Txn Hash như hình dưới đây.
Bước 3: Bạn bấm chọn vào Txn Hash bất kỳ để mở ra bảng chi tiết liên quan đến Txn Hash đó.
Hướng dẫn kiểm tra TxID LTC trên blockcypher
Bước 1: Bạn truy cập website https://www.blockcypher.com/ sau đó lựa chọn “Block Explorer” hoặc truy cập trực tiếp vào link https://live.blockcypher.com/. Tại đây, bạn lựa chọn Litecoin và nhập địa chỉ ví LTC vào ô vuông như hình dưới.
Bước 2: Lúc này, các giao dịch liên quan đến địa chỉ ví đó sẽ hiện ra. Bạn lựa chọn giao dịch cần tìm kiếm để lấy TxID. Như hình dưới đây, bạn sẽ thấy TxID được hiển thị ở vị trí này.
Hướng dẫn kiểm tra TxID BCH trên btc.com
Bước 1: Bạn truy cập trang web https://btc.com/bch để tìm kiếm TxID liên quan đến các giao dịch BCH. Sau đó bạn nhập địa chỉ ví BCH vào phần ô khoanh đỏ như hình dưới đây.
Bước 2: Tìm kiếm TxID (trên btc.com gọi là Transaction Hash) dựa theo danh sách các giao dịch được hiển thị ra. Transaction Hash sẽ ở vị trí như hình dưới đây.
Bước 3: Bạn bấm vào một Transaction Hash để tìm kiếm thông tin chi tiết liên quan đến giao dịch đó như số lượng tiền chuyển, địa chỉ ví đến/đi…
Hướng dẫn kiểm tra TxID ETC trên etcblockexplorer.com
Bước 1: Bạn truy cập vào website https://gastracker.io/ hoặc https://etcblockexplorer.com/ để thực hiện tra cứu. Block explorer này hiện tại đang hỗ trợ Bitcoin, Ethereum, Ethereum Classic… Bạn nhập địa chỉ ví ETC vào phần ô đỏ như hình dưới đây.
Bước 2: Các giao dịch liên quan đến địa chỉ ví bạn vừa tìm kiếm sẽ hiển thị ra. Sau đó, bạn lựa chọn giao dịch liên quan để lấy TxID.
Bước 3: Bấm chọn TxID để tìm những thông tin chi tiết liên quan đến giao dịch đó.
Trên các Blockchain Explorer khác anh em hoàn toàn có thể thao tác tương tự như hướng dẫn phía trên.
Hướng dẫn cách kiểm tra TxID
Kiểm tra TxID thông qua lịch sử giao dịch trên sàn Binance
Bước 1: Trader đăng nhập vào sàn Binance. Tại mục “Wallets“, trader lựa chọn “Transaction History”.

Bước 2: Người dùng lựa chọn loại giao dịch để tìm kiểm TxID cho các giao dịch đã thực hiện trước đó.

Lời kết
TxID giúp cho các nhà giao dịch có thể tìm kiếm và xác minh các thông tin liên quan đến từng giao dịch trên mạng lưới blockchain. Mỗi giao dịch sẽ được gắn với một TxID duy nhất. Trên đây là những thông tin cơ bản nhất về TxID mà Hyip.vn đã mang đến cho độc giả. Hy vọng bạn đọc đã có cho mình những thông tin cần thiết cho việc nghiên cứu đầu tư của riêng mình.
Có thể bạn quan tâm:
- Site check là gì? Cách kiểm tra Trust site khi chơi HYIP Cho Người Mới (2022)
- Ethereum (ETH) là gì? [Giải thích chi tiết nhất về đồng tiền ảo ETH]
- 5 hình thức giúp dự án kiếm tiền trong crypto
- ĐĂNG KÝ SÀN GIAO DỊCH UY TÍN NHẤT
Liên hệ Support:
*Lưu ý quan trọng: Thông tin trong bài viết không phải là lời khuyên đầu tư từ hyip.vn Insights. Hoạt động đầu tư tiền mã hóa chưa được pháp luật một số nước công nhận và bảo vệ. Các loại tiền số luôn tiềm ẩn nhiều rủi ro tài chính.